KẾ HOẠCH Quản lý tài chính xây dựng đầu tư mua sắm sửa chữa CSVC trường học năm học 2017 – 2018


PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU
TRƯỜNG MẦM NON YÊN THỌ
 

         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 

Số: 24b /KH-TrMN

                             Yên Thọ, ngày  01 tháng 0 9 năm 2017

         KẾ HOẠCH

Quản lý tài chính xây dựng đầu tư mua sắm

sửa chữa CSVC trường học năm học 2017 – 2018

Căn cứ  Công văn số 2411/SGDĐT-GDMN ngày 01 tháng 9 năm 2017, của Sở Giáo dục và Đào tạo, về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2017-2018;

Thực hiện công văn số 938/PGDĐT-CMMN ngày 11/9/2017 V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học 2017-2018.

Thực hiện công văn số: 836/PGDĐT-KH  ngày 16/8/2017 V/v rà soát thiết bị dạy học, cơ sở vật chất chuẩn bị năm học mới 2017-2018.

Trường mầm non Yên Thọ xây dựng kế hoạch Quản lý xây dựng đầu tư mua sắm sửa chữa CSVC trường học năm học 2017 – 2018" cụ thể như sau:

I. Tình hình chung:

1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp trong việc xây dựng cơ sở vật chất nhà trường theo hướng kiên cố hóa và chuẩn hóa trường lớp.

- Sự hỗ trợ nhiệt tình của chính quyền địa phương trong việc tìm nguồn lực để phát triển trường lớp.

- Sự quan tâm của xã hội trong công tác giáo dục thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội cha mẹ học sinh và nhà trường.

- Hiện tại trường có đủ thiết bị thiết yếu phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như bảo quản tài sản chung của nhà trường, tài sản của giáo viên, học sinh như: trường có tường rào, cổng trường kiên cố, có đủ bàn ghế, hệ thống điện phục vụ tốt cho công tác giảng dạy; có máy tính máy chiếu, máy Kismart. Bên cạnh đó giáo viên của trường có ý thức tốt trong việc bảo quản tài sản chung.

2. Khó khăn

-  CSVC điểm lẻ Yên Sơn còn khó khăn, lớp học chật, chưa có hệ thống cây xanh, cây bóng mát ngoài trời

- Thiết bị phòng máy Kismart cũ hỏng không đảm bảo

- Phòng học xuống cấp phồng dộp nền nhà,

- Khuôn viên tường bao, các phòng học điểm lẻ Thọ Sơn, Yên Sơn đã xuống mất màu sơn.

- Bếp ăn điểm Thọ Sơn chưa đủ tiêu chuẩn 1 chiều

- Điểmtrường chính mới xây, hệ thống khuôn viên ngoài trời vườn hoa, cây cảnh chưa được quy hoạch xong

II. Mục tiêu:

1.     Mục tiêu chung:

             - Đầu tư, mua sắm, sửa chữa để đảm bảo tiêu chí CSVC chuẩn bị các điều kiện để phấn đâu trường chuẩn  mức độ 2.

            - Kiểm tra tu bổ, sửa chữa và mua sắm thường xuyên các thiết bị đáp ứng mọi hoạt động trong công tác giảng dạy. Tăng cường sự quản lý nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả tài sản hiện có cũng như bảo quản, sửa chữa tài sản kịp thời phục vụ công tác giảng dạy, tránh thất thoát, lãng phí tài sản của nhà trường.

         2. Mục tiêu cụ thể:

          1. Huy động sự đóng góp của nhân dân, phụ huynh và các doanh nghiệp trên địa bàn để mua sắm đồ dùng phục vụ bếp ăn và sinh hoạt bán trú của trẻ.

          2. Huy động các nguồn kinh phí  XHHGD bằng hiện vật chương trình "Điều hòa cho em" . Chương trình xây dựng Đô thị văn minh, nông thôn tiên tiến, kiểu mẫu… nhằm đảm bảo tốt công tác hệ thống an ninh, an toàn trường học. Xây dựng trường học TTHSTC.

         3. Tham mưu với Phòng Giáo dục xin hỗ trợ thiết bị phòng máy tính KisMax, máy tính bảng để duy trì  nâng cao chất lượng mô hình phòng học Thông Minh

        4. Sửa chữa bếp ăn, các lớp học điểm Thọ Sơn,

       5. Quy hoạch khu vui chơi, vườn cây, vườn hoa ngoài trời điểm trung tâm Yên lãng

       6. Tiết kiệm ngân sách để mua sắm sửa chữa CSVC thiết bị làm việc thiết bị dạy học….

.      7. Quản lý tài sản thiết bị trên phần mềm trên hồ sơ sổ sách đúng quy định

          III. Biện pháp:

        - Xây dựng kế hoạch sử dụng, sửa chữa mua sắm và bảo quản cơ sở vật chất của nhà trường trong năm học

         - Sau khi Hiệu trưởng phê duyệt, kế hoạch phải được thông qua Hội đồng sư phạm nhà trường để các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện đúng nhiệm vụ của mình.

           - Phó hiệu trưởng cơ sở vật chất có trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch và đề xuất với hiệu trưởng những vấn đề cần bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện.

         - Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn tăng cường giáo dục ý thức giữ gìn tài sản chung của trường, lớp bằng nhiều hình thức như: trong các buổi sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt tổ, chuyên môn …

      - Các tổ chuyên môn có thiết bị dạy phải có sổ theo dõi thiết bị, sổ mượn. Định kỳ hàng tháng có kiểm tra đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học trong giảng dạy.

        - Tuân thủ các nguyên tắc và giải pháp quản lý thiết bị dạy học:

       * Các nguyên tắc: Tính mục đích; tính phù hợp; tính thừa kế và phát triển; tuân thủ chu trình quản lý.

       * Các giải pháp:

       + Giải pháp về nâng cao nhận thức đối với việc sử dụng thiết bị dạy học.

       + Giải pháp về  việc tổ  chức sử  dụng thiết bị  dạy học tuân theo các yêu cầu của chương trình kế hoạch đào tạo.

         + Giải pháp về  việc cung  ứng kịp thời thiết bị  dạy học cho các nhà trường,  đáp  ứng các nhu cầu đặt ra.

            + Giải pháp về  việc xây dựng môi trường sư phạm,  đảm bảo sự  thuận lợi cho việc sử dụng thiết bị dạy học.

                 IV. Chỉ tiêu  năm học 2017 – 2018

1.    Công tác tu bổ - sửa chữa – bổ sung.

- Thiết kế khu vườn hoa, cây xanh, vườn cổ tích khu trung tâm Yên Lãng

- Sơn, sửa tường bao lớp học, khuôn viên lớp học điểm Thọ Sơn

- Sửa hệ thống công trình vệ sinh lớp học trung tâm

- Lắp hệ thống chống sét điểm Thọ Sơn

- Đầu tư công, thuốc vật tư trồng vườn cây xanh, vườn hoa, cây cảnh…

- Sửa chữa hệ thống máy tính, máy KÍt mat hỏng, cháy..

            *)  Biện pháp:

            -  Thống  kê cơ sở vật chất đã bị hư hao, lên kế hoạch sửa chữa vào đầu năm học hoặc thường xuyên trong năm học nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu phục vụ giảng dạy và học tập.

              Thường xuyên theo dõi tình hình thực tế về cơ sở vật chất của trường để có kế hoạch xây dựng kịp thời đáp ứng được nhu cầu CSVC cho công tác giảng dạy và học tập.

           - Phối hợp với bảo vệ và các bộ phận có liên quan thống kê và nhận định tình hình cơ sở vật chất để lập đề nghị cho bộ phận CSVC lên kế hoạch sửa chữa.

           - Lập dự trù kinh phí, biện pháp sửa chữa thông qua Ban lãnh đạo.

2.    Mua mới – thay thế:

- Sửa chữa bếp ăn từ nguồn kinh phí xin cấp trên.

- Mua sắm thiết bị điện phục vụ cho CBQL làm việc và các bếp ăn bán trú, lớp học.

- Bắn mái tôn che nắng khu chế biến thức ăn trung tâm

- Làm sân đá bóng nhân tạo khu Trung tâm Yên Lãng

*) Biện pháp:

- Thống kê CSVC.

- Lập biên bản tài sản đã hết khấu hao.

- Dự toán kinh phí.

- Mua sắm mới phục vụ cho các điều kiện  duy trì  chuẩn lại sau 5 năm.

3.    Tham mưu – đề xuất:

         Tham mưu cấp trên xin 10 máy KixMas, máy tính bảng, các thiết bị lớp học, thiêt bị đồ chơi ngoài trời, mái che…

- Tham mưu đề xuất địa phương hỗ trợ kinh phí trồng cây xanh, cây cảnh khuôn viên ngoài trời

               4.Công tác kiểm kê tài sản cố định

               Tiến hành kiểm kê tài sản cố định để nắm rõ việc tăng, giảm tài sản ở mỗi năm từ đó tiến hành thanh lý đối với những tài sản hư hỏng,…

            *) Biện pháp:

            -  Ra quyết định thành lập Ban kiểm kê tài sản cố định.

             - Tiến hành hướng dẫn việc kiểm kê. Qui định thời gian kiểm kê cụ thể: tháng 12 năm cũ và tháng 5 năm mới.

           -  Đối chiếu kiểm tra tài sản thực tế và qua hồ sơ sổ sách đã trang bị đầu năm học để quản lý tốt về CSVC, trang thiết bị, các đồ dùng dạy và học nhằm nâng cao trách nhiệm của CBGVNV trong việc bảo quản tài sản nhà trường, lớp học và các bộ phận khác.

             - Kế toán thực hiện kiểm kê tài sản cố định để nắm rõ việc tăng, giảm vào sổ quản lý tài sản ở mỗi năm từ đó tiến hành thanh lý đối với những tài sản hư hỏng,…

               5. Công tác lao động

              - Bố trí phòng làm việc, phòng chức năng một cách hợp lý.

              - Tạo cảnh quan trường học thoáng mát, sạch đẹp. Giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ môi trường.

               Biện pháp:

           Phối hợp với các tổ chức đoàn thể kiểm tra, nhắc nhở việc thực hiện vệ sinh, trồng thêm cây bóng mát trong sân trường.

            5. Công tác Văn thư

            Bổ sung đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách trường học, thường xuyên cập nhật các thông tin kịp thời, đúng qui định theo từng loại hồ sơ.

            Giữ gìn và bảo quản tốt con dấu của trường, bảo quản tốt các loại hồ sơ văn bản công văn…không để mất mát, thất lạc.

V. Một số nhiệm vụ trọng tâm trong việc bảo quản CSVC-TBDH:

1. Cơ sở vật chất – Thiết bị dạy học:

1.1. Chức năng:

Phó Hiệu trưởng phụ trách quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trong các hoạt động nhà trường. Tham mưu với Hiệu trưởng nhà trường về việc khai thác sử dụng, bảo quản, tu sửa, mua sắm mới, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

1.2. Nhiệm vụ:

* Thực hiện quy chế trao quyền quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các cá nhân chịu trách nhiệm ở các phòng  chức năng: các phòng thực hành,  thiết bị, phòng học thông minh,  vi tính; phòng làm việc, tài sản công

* Theo dõi, chỉ đạo việc nghiên cứu khai thác sử dụng, bảo quản các tài sản, trang thiết bị dạy học được giao cho các cá nhân quản lý trên sổ sách và sổ theo dõi sử dụng.

* Kiểm tra, đánh giá công tác quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy  học của các cá nhân được giao. Phối hợp với các tổ chuyên môn để chỉ đạo thực hiện, đánh giá công tác sử dụng thiết bị dạy học, thực hành của giáo viên

* Thực hiện kiểm kê định kì hàng năm, đề xuất tham mưu với Hiệu trưởng trong việc mua sắm, sửa chữa, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường.

2. Tổ Hành chính:

* Thực hiện công tác kế toán tài chính cơ quan theo đúng quy định Nhà nước, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cơ quan qua quy chế chi tiêu nội bộ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nhà trường.

* Thực hiện công tác kế toán tài sản cơ sở vật chất cơ quan trên các hồ sơ tài sản nhà trường, thực tế để khai thác sử dụng có hiệu quả tài sản được giao, quản lý bảo quản sử dụng, đề xuất tham mưu mua sắm, bổ sung, trang bị mới…

* Thực hiện công tác y tế học đường theo quy định, tổ chức cho học sinh tham gia Bảo hiểm y tế hàng năm, tăng cường việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh qua Tủ thuốc y tế học đường, hoạt động Chữ thập đỏ, tổ chức khám sức khỏe, phòng ngừa dịch bệnh,...cho học sinh nhà trường.

* Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý, bảo quản toàn bộ trường sở , cơ sở vật chất , trang thiết bị của nhà trường ( kể cả với các tài sản , trang thiết bị giao cho các cá nhân, phòng ban chức năng ) trong quá trình hoạt động. Tu sửa, bảo quản và đề xuất với nhà trường trong việc sữa chữa, nâng cấp, mua sắm mới tài sản nhà trường và báo cáo    với nhà trường việc quản lý sử dụng của các cá nhân được giao các tài sản.

3. Bộ phận chuyên môn:

*  Tham mưu, phối  hợp với bộ phận cơ sở vật chất  nhằm trang bị, sử dụng  CSVC, thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ tốt cho các hoạt động chuyên môn.

*  Các tổ chuyên môn lên kế hoạch sử dụng, bảo quản và đề xuất mua sắm bổ sung thiết bị, đồ dùng dạy học ngay từ đầu năm học. Tổ trưởng phối hợp kiểm tra, đôn đốc việc sử dụng, bảo quản CSVC, thiết bị, đồ dùng dạy học.

* Tổ chuyên môn  tổ chức thường xuyên các hội thảo,  hội nghị  cấp tổ  trao đổi kinh nghiệm về sử dụng thiết bị dạy học.  Mỗi tổ chuyên môn quy định cho giáo viên khi lên kế  hoạch bài giảng đối với mỗi chuyên đề mình phụ trách phải có kế hoạch về thiết bị dạy học phục vụ cho bài giảng đó.  Việc sử dụng thiết bị dạy học phải đúng mục địch của bài giảng, của môn học, không được lạm dụng.

4. Đoàn thể:

*  Phối hợp với bộ phận cơ sở vật chất  việc sử dụng và  bảo quản CSVC, thiết bị, đồ dùng cần thiết trong các hoạt động của Công đoàn, Đoàn thanh niên.

*  Đoàn, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc bảo quản tài sản  nhà trường  của học sinh; giữ gìn vệ sinh, môi trường:  Xanh - Sạch - Đẹp.

* Công đoàn động viên đoàn viên sử dụng, bảo quản tốt CSVC, thiết bị, đồ dùng dạy học.

Trên đây là kế hoạch bảo quản và phát triển cơ sở vật chất của trường trong năm học 2017-2018 của trường MN Yên Thọ

 

Nơi nhận:

CBGVNV trường(t/h);

-Đoàn thể (Phối hợp);

-Lưu VT.

 

 

           HIỆU TRƯỞNG

 

            Lê Thị Lành

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu