Kế hoạch CNTT năm học 2017-2018


                                                                                    PHÒNG GD & ĐT ĐÔNG TRIỀU

TRƯỜNG MN YÊN THỌ

 
   

Số:  - KH/TrMN

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

            Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
                          

Yên Thọ, ngày 25 tháng 9 năm 2017

 

      KẾ HOẠCH

 THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CNTT NĂM HỌC 2017 - 2018

         Căn cứ vào công văn số 975/PGD&ĐT-CNTT V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2017-2018 của Phòng GD & ĐT thị xã Đông Triều ngày 21 tháng 9 năm 2017;

       Căn cứ vào tình hình thực tế về việc ứng dụng CNTT của nhà trường. Trường mầm non Yên Thọ xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2017 - 2018 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.Mục đích

         Năm học 2017-2018 là năm học tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy.

        Tuyên truyền đưa hệ thống các văn bản của ngành về công tác tăng cường ứng dụng CNTT đến  toàn thể GVNV trong  trường học. Gắn việc ứng dụng CNTT vào nhiệm vụ, thi đua của  nhà trường và từng cán bộ giáo viên, nhân viên trong  trường học.

        Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới phương thức quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị CNTT; nâng cao trình độ, kỹ năng CNTT cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

       Nhằm nâng cao kỹ năng về tin học, thực hiện đồng bộ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động, trọng tâm vào các hoạt động dạy học.

        Tạo ra một phương pháp tiếp cận kiến thức mới: Phương pháp học tập và nghiên cứu từ cộng nghệ thông tin trên các Webside của trường, ngành.

2. Yêu cầu

        Tất cả CBGV, NV thực hiện đầy đủ các nội dung công tác của năm học, tập trung nguồn lực cho hoạt động ứng dụng CNTT; gắn kết chặt chẽ hoạt động quản lý và giảng dạy với ứng dụng CNTT.

II.  NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM:

1. Thực hiện có hiệu quả Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học.

2. Xây dựng hệ thống thông tin kết nối liên thông Phòng GD&ĐT với trường; sử dụng các cơ sở dữ liệu về giáo dục mầm non; triển khai thực hiện hệ thống phần mềm quản lý trong trường học; hệ thống hội nghị họp trực tuyến.

3. Tăng cường sử dụng sổ liên lạc điện tử trong nhà trường; Khai thác có hiệu quả trung tâm dữ liệu bài giảng điện tử; tổ chức xây dựng có hiệu quả và khai thác sử dụng kho bài giảng e-Learning, Xây dựng mô hình ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và dạy học,  thực hiện có hiệu quả mô hình trường học thông minh, lớp học thông minh.  

 

III. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

1, Ứng dụng CNTT trong quản lý, chỉ đạo, điều hành và triển khai Chính phủ điện tử, Nâng cấp trang Website của trường. Duy trì và giữ vững hoạt động của mạng đảm bảo tính chính xác, khoa học .

a) Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả website của nhà trường và các hệ thống thư điện tử (@moet.edu.vn, @dongtrieu.edu.vn) trong ngành GD&ĐT theo Thông tư số 53/2012/TT-BGDĐT ngày 20/12/2012 của Bộ GD&ĐT.

b) Triển khai tốt việc tuyên truyền về Chính quyền điện tử và Trung tâm hành chính công theo hướng dẫn của Sở GDĐT tại Công văn số 2292/SGDĐT-VP ngày 14/9/2016 về việc tiếp tục triển khai tuyên truyền về Chính quyền điện tử và Trung tâm hành chính công; chính quyền điện tử và thủ tục hành chính công của thi xã; các bộ thủ tục hành chính công, báo cáo trực tuyến; hệ thống văn bản pháp quy, chỉ đạo của các cấp; quản lý lịch công tác của Phòng và trường trên Trung tâm Thư viện điện tử của ngành.

c) Hoàn thiện việc cập nhật thông tin lên phần mềm SMAS của đơn vị và đưa vào sử dụng theo sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT; Khai thác các tính năng miễn phí của phần mềm;

d) Nhà trường phải làm chủ sở hữu được cơ sở dữ liệu giáo dục phục vụ công tác quản lý giáo dục. Không để các công ty sở hữu và khai thác tài sản dữ liệu giáo dục vào mục đích kinh doanh;

đ) Tiếp tục đẩy mạnh sử dụng và khai thác các phần mềm đã được Bộ GD&ĐT cung cấp dùng và thống nhất dùng trên toàn quốc. Cụ thể như:

- Phần mềm phổ cập giáo dục xóa mù  tại địa chỉ http://pcgd.moet.gov.vnhttp://pcgd.moet.edu.vn

- Phần mềm hỗ trợ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non cung cấp tại địa chỉ http://mamnon.eos.edu.vn,

- Phần mềm hỗ trợ sắp xếp thời khóa biểu được tải về miễn phí tại địa chỉ http://edu.net.vn;

e) Khai thác các website giáo dục:

- Hướng dẫn giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh thường xuyên truy cập Cổng thông tin điện tử của Bộ tại http://moet.gov.vn để cập nhập tin tức GD&ĐT toàn ngành, truy cập cổng thông tin điện tử thành phần của Sở Giáo dục và Đào tạo tại http://quangninh.gov.vn/sgddt để cập nhật tin tức GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh.

- Hướng dẫn cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thường xuyên truy cập Trang thông tin điện tử của Cục CNTT (http://e-ict.gov.vn) để cập nhật thông tin và tài nguyên liên quan đến triển khai ứng dụng CNTT toàn ngành.

f) Tổ chức hệ thống họp và đào tạo qua mạng:

- Chủ động củng cố lại hệ thống cơ sở vật chất và kỹ thuật ngay từ đầu năm học  để phục vụ tối đa hệ thống họp. Tích cực ứng dụng công nghệ phát truyền hình trực tiếp.

* Chỉ tiêu:

- 100% cán bộ giáo viên biết tìm kiếm các thông tin, khai thác, sử dụng mạng tốt.

- Đảm bảo duy trì, cập nhật thông tin nhanh chóng kịp thời, chính xác.

 * Giải pháp:

- Phân công cán bộ phụ trách mạng, trực cập nhật  các thông tin trên mạng                                      Giáo viên sử dụng thành thạo trang website của trường, thường xuyên trao đổi cập nhật thông tin trực tuyến.  

- Thông tin của nhà trường trước khi gửi lên mạng phải được sự phê duyệt của Ban giám hiệu. Đảm bảo về mặt nội dung, số lượng, hình thức trình bày, đảm bảo tính chính xác, khoa học, thường xuyên, kịp thời .

- Bồi dưỡng cán bộ giáo viên nhân viên về kỹ thuật khai thác, sử dụng mạng, tìm kiếm thông tin, tư liệu trên các trang website phục vụ cho công tác quản lý và giảng dạy .

- Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo với Phòng GD&ĐT: gửi và nhận văn bản qua hệ thống Email tên miền mnhoaanhdao@dongtrieu.edu.vn; qua cổng thông tin điện tử của Phòng. Hoàn thiện và nâng cấp website riêng của trường đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển.

- Hoàn thiện Website riêng của trường với nhiều nội dung phong phú thiết thực hơn nữa để thực hiện giao ban quản lý, giao ban chuyên môn, tập huấn, đàm thoại....qua Web, qua thoại, thuận lợi hơn trong việc tích hợp số liệu vào Website của ngành.

- Thường xuyên kiểm tra và đăng tin bài trên Website về các hoạt động của nhà trường.

- Động viên, khuyến khích GV đưa tin, bài viết lên Website riêng của trường, thường xuyên trao đổi thông tin, bài soạn qua hộp thư điện tử riêng do PGD cấp. Trao đổi thông tin với phụ huynh học sinh qua mạng Internet để giám sát và nhắc nhở học sinh.

- Thường xuyên trực, cập nhập thông tin trên trang thông tin điện tử của Phòng (ít nhất 2 lần/ngày), duy trì và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giao ban trên mạng.

2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới hình thức dạy học, nội dung, phương pháp dạy. học và kiểm tra đánh giá.  

a) Thực hiện có hiệu quả các dự án, mô hình trường học thông minh, lớp học thông minh (theo văn bản số 890/PGD&ĐT-CNTT ngày 01/9/2017 của Phòng GD&ĐT thị xã). Tổ chức cho trẻ 4 – 6 tuổi làm quen với tin học qua phần mềm Kidsmart. Tuyên truyền, khuyến khích, động viên giáo viên có những giải pháp sáng tạo về ứng dụng CNTT vào quản lý và dạy học.

b) Tiếp tục triển khai phong trào thiết kế bài giảng e-Learning tới toàn thể cán bộ giáo viên

c) Tổ chức cho giáo viên thực hiện soạn - duyệt giáo án Online, giao trách nhiệm cho từng thành viên, từng bộ phận chuyên môn chịu trách nhiệm phân công kiểm duyệt bài soạn, bài giảng…

d) Ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học để nâng cao hiệu quả bài giảng. Giáo viên sử dụng thành thạo phòng học thông minh, phần mềm trình chiếu, kết hợp các phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo và phần mềm dạy học. Tránh lạm dụng CNTT trong dạy học hoặc ứng dụng một cách miễn cưỡng, lúng túng.

đ) Quán triệt nâng cao nhận thức trách nhiệm đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên về tinh thần và nội dung của các văn bản quan trọng.

e) Tổ chức triển khai thực hiện khai thác kho tài nguyên; cơ sở dữ liệu lược đồ sách giáo khoa; trung tâm cơ sở dữ liệu bài giảng điện tử trên Trung tâm Thư viện - Điện tử của ngành vào dạy học.

* Chỉ tiêu:

- 70 - 80% giáo viên biết tự thiết kế giáo án điện tử biết khai thác sử dụng mạng. Không có GV yếu kém .

- Có 01 phòng máy cho trẻ học Kidsmart

- Phấn đấu 80 - 85% các giờ dạy có ứng dụng công nghệ thông tin và giáo viên biết khai thác sử dụng mạng tốt.

-  80% cán bộ giáo viên biết sử dụng vi tính thành thạo, biết khai thác và sử dụng tốt mạng internet và các phần mềm phục vụ cho quản lý giảng dạy.

* Giải pháp :

 -  Khuyến khích CBGV trong nhà trường nối mạng Internet, trao đổi thông tin trên mạng. Giao cho tổ trưởng chuyên môn, tổ chức tập huấn và hướng dẫn cụ thể cho một số GV lớn tuổi  

- Thành lập ban chỉ đạo công nghệ thông tin, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban chỉ đạo, đồng thời xây dựng các tiêu chí đánh giá cán bộ giáo viên, nhân viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy, đưa tiêu chí đánh giá thi đua vào hàng tháng, từng kỳ.

 - Duy trì và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các công việc quản lý thông qua phần mềm như quản lý cán bộ giáo viên PMIS, quản lý thông tin chung nhà trường EMIS, quản lý tài chính, phổ cập giáo dục.....Tập hợp và chuyển dữ liệu kết quả học tập theo học kỳ và thông tin của từng học sinh các khối lên Website của trường.

-Tổ chức cho CBGV,NV nghiên cứu các văn bản trong sinh hoạt hội đồng, sinh hoạt chuyên môn, họp tổ chuyên môn.    

- Bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng công nghệ thông tin, làm tranh ảnh động, thiết kế các trò chơi trên phần mềm (Powerpoit.)

- Tổ chức, thúc đẩy phong trào giáo viên tham gia thi soạn giáo án điện tử, thiết kế bài giảng hay      

- Tích cực khai thác tốt các nguồn dữ liệu trên mạng internet để tích hợp lồng ghép sử dụng vào các môn học nhằm kích thích sự sáng tạo tăng cường khả năng tìm tòi khám phá ở trẻ, phục vụ cho công tác giảng dạy một cách hiệu quả.

- Giao chỉ tiêu từng tháng cho từng tổ, để giáo viên phấn đấu ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng.

- Nhà trường phối kết hợp với các trung tâm tin học, tạo điều kiện cho các giáo viên đi học mở rộng nâng cao kiến thức kỹ năng tin học, làm tranh ảnh động, các trò chơi phục vụ hỗ trợ cho giảng dạy.

- Tạo điều kiện cho các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán phụ  trách công nghệ thông tin, nhân viên hành chính tham gia theo học các lớp tập huấn về các phần mềm hỗ trợ cho công tác quản lý và giảng dạy do Sở giáo dục và phòng giáo dục tổ chức

3. Tiếp tục đầu tư mua sắm các trang thiết bị hiện đại phục vụ các hoạt động đạt hiệu quả trong công tác giảng dạy, quản lý.

* Tăng cường đầu tư hạ tầng cơ sở CNTT:

- Bổ sung thêm hệ thống thiết bị CNTT từ các nguồn kinh phí cho phép nhằm đảm bảo hệ thống đáp ứng và phục vụ tốt cho công tác quản lý và giảng dạy tại đơn vị.

 - Đảm bảo hiệu quả, thiết bị không bị lạc hậu và phát huy tối đa công suất của thiết bị CNTT cũng như phải đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn của hệ thống phần mềm cài đặt trên thiết bị phần cứng, đảm bảo các chức năng của phần mềm được phát huy một cách tối ưu sử dụng thuận tiện và hiệu quả.

- Chủ động liên hệ với Bộ phận KH-TC của phòng để được tư vấn, giới thiệu các nhà cung cấp thiết bị đảm bảo đồng bộ thiết bị trong toàn ngành.

- Nhà trường tiến hành sử dụng song song 02 hệ thống Internet để đảm bảo an toàn đường trường, có lắp đặt hệ thống wifi riêng cho phòng học thông minh và công tác quản lý của nhà trường.

- Khối văn phòng trang bị đủ mỗi phòng 01 máy tính và 01 máy in. Khuyến khích giáo viên mua máy tính xách tay và lắp đặt Internet.

- Đầu tư hạ tầng CNTT trong đơn vị phải đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo tính sư phạm.

-Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn an ninh đối với các hệ thống CNTT (phần cứng, phần mềm, website ...). Thường xuyên rà soát, cập nhập thông tin trên website của đơn vị mình và khắc phục các nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin. Đẩy mạnh tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, giáo viên kỹ năng nhận biết, phòng tránh các nguy cơ mất an toàn thông tin đối với các thiết bị CNTT cá nhân như điện thoại thông minh, máy tính, máy tính bảng.

- Triển khai và tổ chức sử dụng phát huy hết các chức năng về tuyên truyền, quản lý điều hành ứng dụng vào dạy học của Trung tâm thư viện điện tử ngành Giáo dục và Đào tạo thị xã Đông Triều tại địa chỉ https://dongtrieu.edu.vn tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và người lao động trong  nhà trường.

* Chỉ tiêu:

+  Sửa chữa nâng cấp một số máy vi tính hiện có của Phòng kidsmart.

+ Sử dụng tối đa số máy vi tính được trang bị.

+ Tham mưu xin cấp trên ( Phòng giáo dục) trang bị cho nhà trường thêm máy tính bảng. Phấn đấu đủ số lượng máy tính bảng trong phòng học thông minh đảm bảo tỷ lệ tối thiểu 02 học sinh/01 máy tính bảng.

* Giải pháp:

- Tập trung huy động mọi nguồn kinh phí đầu tư để mua sắm mới các trang thiết bị phục vụ cho công tác ứng dụng CNTT.

- Đầu tư sửa chữa nâng cấp các trang thiết bị hệ thống máy móc, mạng internet để nâng cao hiệu quả sử dụng

- Thông qua các kỳ họp phụ huynh học sinh, các cuộc họp với ban lãnh đạo xã, thôn đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục và tuyên truyền về khai thác trang website và ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Qua đó các bậc phụ huynh, các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương có cách nhìn toàn diện hơn về công cuộc đổi mới trong giáo dục hiện nay. Từ đó, vận động hỗ trợ ủng hộ mua sắm các trang thiết bị, máy vi tính...

- Cân đối ngân sách, huy động sự ủng hộ của nhân dân để đầu tư, sửa chữa trang  thiết bị CNTT.

4, Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục:

*, Nội dung tập huấn cho CB,GV,NV trong trường phải bám sát với nhu cầu thực tiễn về ứng dụng CNTT của giáo viên, phù hợp đặc điểm với cấp học cụ thể:

- Nâng cao năng lực ứng dụng CNTT đáp ứng chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT quy định tại Thông tư số 03/2014/BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông; Kỹ năng đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; Kỹ năng khai thác sử dụng có hiệu quả các phần mềm quản lý trong nhà trường.

- Kỹ năng sử dụng phòng học thông minh, soạn duyệt giáo án online, phần mềm trình chiếu, phần mềm dạy học để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trên lớp.

- Kỹ năng xây dựng bài giảng e-Learning; khai thác các nguồn học liệu, kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet…

- Kỹ năng cài đặt hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng cơ bản; kỹ năng sửa chữa, khắc phục những hỏng hóc đơn giản của máy tính và thiết bị CNTT; kỹ năng quản lý, khai thác, sử dụng thiết bị CNTT phục vụ dạy học.

- Cung cấp tất cả các chương trình và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên công khai trên hệ thống website của đơn vị để giáo viên có điều kiện tham khảo và tự đọc trước;

- Trong công tác đánh giá chất lượng xếp loại chuyên môn cần kiểm tra đánh giá giáo viên về  kiến thức và kỹ năng tối thiểu về CNTT bằng khả năng đáp ứng được yêu cầu của công việc thực tế hay không; không áp dụng theo hình thức kiểm tra việc có hay không có chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C.

* Giải pháp:

a) Tiếp tục bồi dưỡng cho 100% giáo viên về ứng dụng CNTT trong dạy và học,  đặc biệt là kỹ năng xây dựng bài giảng điện tử theo chuẩn scorm, và kỹ năng sử dụng thiết bị lớp học thông minh;

b)Tiếp tục triển khai cho CBGVNV tham dự cuộc thi " Thiết kế hồ sơ bài giảng e-Learning" do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quỹ Laurence S.Ting tổ chức và các cuộc thi khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và PGD Đào tạo phát động. Củng cố, tập huấn cho cán bộ giáo viên kỹ thuật thiết kế tạo hồ sơ bài giảng điện tử e-Learning;

c) Tạo điều kiện về phương tiện, thời gian và cách thức để giáo viên có thể nghiên cứu được tài liệu.

d) Tăng cường kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề của đội ngũ giáo viên dạy Tin học

e) Thường xuyên cập nhật tin tức để nâng cao hiệu quả của website riêng nhà trường. 

* Các nội dung triển khai bồi dưỡng giáo viên được phân theo từng tháng: ( Có phụ lục kèm theo).

5.  Khai thác, sử dụng phần mềm tự do nguồn mở:

a) Quán triệt và triển khai thực hiệnThông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ GDĐT quy định về sử dụng phần mềm tự do nguồn mở trong các cơ sở giáo dục.

b) Tăng cường sử dụng phần mềm tự do nguồn mở vào dạy Tin học cho trẻ 5 tuổi (danh sách phần mềm ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT).

c) Nghiên cứu áp dụng hệ thống phần mềm mã nguồn mở Nukeviet trong việc xây dựng và triển khai website nhà trường.

* Giải pháp:

- Tổ chức hệ thống họp và đào tạo qua mạng: Chủ động củng cố lại hệ thống cơ sở vật chất và kỹ thuật ngay từ đầu năm học để phục vụ tối đa hệ thống mạng. Tích cực ứng dụng công nghệ phát truyền hình trực tiếp.

6. Xây dựng mô hình giáo dục điện tử, trường học điện tử:

       Nhà trường xây dựng mô hình trường học điện tử đảm bảo nguyên tắc ứng dụng CNTT một cách hiệu quả, thiết thực, nhằm hiện đại hóa công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy-học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Mô hình trường học điện tử bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

a) Hạ tầng và trang thiết bị CNTT phục vụ quản lý và dạy - học gồm: mạng LAN, Internet tốc độ cao, mạng không dây (wifi), phòng máy tính, máy tính phục vụ quản lý, máy tính phục vụ chuyên môn, máy in, webcam/camera, thiết bị trình chiếu (màn chiếu, màn hình)… và một số trang thiết bị tiên tiến, được bố trí trong phòng có đủ diện tích, ánh sáng và bàn ghế, tiện nghi phụ trợ phù hợp.

b) Hệ thống phần mềm ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục gồm:

- Sử dụng thư điện tử trao đổi thông tin quản lý và dạy - học.

- Sử dụng phần mềm quản lý nhà trường trực tuyến, gồm: quản lý hành chính điện tử (e-office), quản lý học sinh, quản lý giáo viên, xếp thời khóa biểu, quản lý tài chính, quản lý cơ sở vật chất, quản lý thư viện....

c) Ứng dụng CNTT đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, gồm: sử dụng hiệu quả các thiết bị, phần mềm dạy học, thí nghiệm ảo, phần mềm mô phỏng; ứng dụng một cách có hiệu quả hệ thống ứng dụng dạy - học thông minh, hiện đại ở những nơi có điều kiện; ứng dụng kho bài giảng e-Learning, sách điện tử, sách giáo khoa điện tử đổi mới phương pháp dạy - học; ứng dụng hệ thống đánh giá người học trực tuyến ...

d) Xây dựng kế hoạch; thời khóa biểu để sử dụng và vận hành khai thác các phòng học như: Tin học, phòng học thông minh, ngoại ngữ, và các phòng học chức năng của trường phục vụ dạy - học từng môn. Không ngừng nâng cao nhận thức, năng lực ứng dụng CNTT của đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hóa và chuyên nghiệp, từng bước đạt chuẩn quốc tế.

đ) Ban hành hệ thống quy chế quản lý, vận hành, duy trì và ứng dụng các hệ thống CNTT trong nhà trường một cách khoa học và hiệu quả.

* Giải pháp:  

a) Cơ sở pháp lý và các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở. Có các quy định, quy chế của cơ sở giáo dục;

b) Hạ tầng CNTT (trang thiết bị CNTT cơ bản như máy tính, máy in, webcam, mạng LAN, màn chiếu bằng tivi, … và một số trang thiết bị tiên tiến khác, được bố trí trong phòng có đủ diện tích, ánh sáng và bàn ghế phù hợp);

c) Hạ tầng internet: Kết nối internet tốc độ cao, đảm bảo hoạt động ứng dụng CNTT qua đường kết nối bằng cáp quang;

d) Hạ tầng ứng dụng trên internet: Hoàn thành các nhiệm vụ được hướng dẫn trong Thông tư số 53/2012/TT-BGDĐT ngày 20/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử tại Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở GDMN, GDPT, GDTX;

đ) Ứng dụng CNTT trong quản lý và điều hành hoạt động:

- Các hệ thống quản lý nhà trường trực tuyến;

- Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến phục vụ phụ huynh và học sinh như:

+ Cung cấp đầy đủ các loại mẫu đơn, ví dụ như: Đơn xin xét tuyển vào lớp đầu cấp và công khai danh sách đăng ký, kết quả xét tuyển;

+ Cung cấp miễn phí thông báo điểm học tập và rèn luyện qua SMS và qua cổng thông tin. Không nên sử dụng hệ thống nhắn tin thu phí qua điện thoại di động;

- Ứng dụng sổ sách điện tử thay vì in ấn.

e) Ứng dụng CNTT trong dạy học và ứng dụng trong lớp học và ngoài lớp học, ứng dụng công nghệ e-Learning, sách điện tử, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, … để bài học hấp dẫn, hiệu quả, thiết thực, phong phú hơn.

g) Năng lực ứng dụng CNTT của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.

h) Đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực đối với học sinh, giáo viên, phụ huynh và trong quản lý giáo dục.

e) Triển khai thử nghiệm hệ thống "lớp học thông minh" do ngành Phòng GD Đông Triều triển khai

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Ra quyết định thành lập ban chỉ đạo nhiệm vụ CNTT trong nhà trường.

 - Phân công công việc theo tháng ( có phụ lục kèm theo).

- Kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

*, Phân công cán bộ phụ trách

       Để triển khai công tác ứng dụng CNTT có hiệu quả  trong năm học 2017 – 2018 . Trường MN Yên Thọ phân công nhiệm vụ phụ trách CNTT như sau:

 

TT

Họ tên

Chức vụ

Nhiệm vụ CNTT

Được giao

Ghi chú

 

1

Lê Thị Lành

Bí thư CB – Hiệu trưởng

Trưởng ban biên tập – CNTT. Chỉ đạo điều hành chung.

 

2

Lê Thị Hạnh

Chi ủy viên

 P.hiệu trưởng

Phó ban biên tập – CNTT, lớp học thông minh, duyệt giáo án onnile chuyên môn MG 4+5 tuổi, Phổ cập, KĐCL….

Lập kế hoạch, triển khai tổ chức các hoạt động CNTT

3

Nguyễn Thị Hương

P.bí thư -Phó

Hiệu trưởng

Ủy viên ban biên tập – CNTT, duyệt giáo án onnile, chuyên môn MG 3T tuổi, Phần mềm KĐCL Tham gia viết tin bài

 

4

Bùi Thị Hương

Phó

Hiệu trưởng

Ủy viên ban biên tập – CNTT, duyệt giáo án onnile, chuyên môn NT tuổi, Phần mềm nuôi dưỡng. , KĐCL, Tham gia viết tin bài

 

3

Vũ Thị Hằng

TTCM MG – Giáo viên

- Ủy viên ban biên tập - CNTT, lớp học thông minh, phòng học kidsmats, Giáo án điện tử, Quản lý và chịu trách nhiệm soạn duyệt giáo án Online tổ Mẫu giáo; Tham gia viết tin bài.

 

 

 

4

 

Ngô Thị Lương

TPCM MG - Giáo viên

- Ủy viên ban biên tập - CNTT, lớp học thông minh, phòng học kidsmats, Giáo án điện tử, Quản lý và chịu trách nhiệm soạn duyệt giáo án Online tổ Mẫu giáo; Tham gia viết tin bài.

 

5

Phạm Thị Phượng

TTCM NT + MG 3 tuổi  Giáo viên

- Ủy viên ban biên tập - CNTT, Quản lý và chịu trách nhiệm soạn duyệt giáo án Online tổ Nhà trẻ + MG 3 tuổi, Tham gia viết tin bài.

 

6

Bùi Thị Hợi

TPCM  NT + MG 3 tuổi Giáo viên

- Ủy viên ban biên tập - CNTT, Quản lý và chịu trách nhiệm soạn duyệt giáo án Online tổ Nhà trẻ+ MG 3 tuổi, Tham gia viết tin bài.

 

7

Đỗ Thị Quyên

Nhân viên

- Ủy viên ban biên tập - CNTT, Chịu trách nhiệm cập nhật thông tin và viết tin bài. Họp trực tuyến, theo dõi công văn đi, đến.

 

8

Lê Thị Thu Ngà

 

Y tế

học đường

Ủy viên ban biên tập, CNTT hỗ trợ kỹ thuật CNTT.

 

      

       - Đ/c Lê Thị Hạnh- PHT, Vũ Thị Hằng - TTCM MG chịu trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai tổ chức các hoạt động CNTT.

       - Các thành viên ban CNTT có trách nhiệm tổ chức triển khai các hoạt động CNTT trong nhà trường.

 

Trên đây là kế hoạch đẩy mạnh  ứng dụng CNTT trong  quản lý và dạy học của trường MN Yên Thọ năm học 2017 – 2018. Đề nghị các đồng chí CB,GV,NV nhà trường các bộ phận được phân công nghiêm túc thực hiện./.

 

Nơi nhận:

- Bộ phận CNTT-PGD&ĐT (b/c)

- Các tổ chuyên môn( t/h)                     

- Lưu:  VT, Website trường.

NGƯỜI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

  PHÓ HIỆU TRƯỞNG 

        (đã ký)

Lê Thị Hạnh

     HIỆU TRƯỞNG DUYỆT

            (Đã duyệt)

            Lê Thị Lành

 

 

DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 


No comments yet. Be the first.