Kế hoach bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục - Năm học: 2016-2017
PHÒNG GD & ĐT TX ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG MN YÊN THỌ
Số: 10 /KH - TrMN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
| Yên Thọ , ngày 01 tháng 09 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
"BỒI DƯỠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO,
CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NĂM HỌC 2016 – 2017"
1. Đặc điểm tình hình.
Năm học 2016 – 2017 Trường MN Yên Thọ có 12 lớp với 33 cán bộ giáo viên, trong đó BGH = 03; GV = 25 ; NV = 5 Trong đó:
+ Đại học: 20/33 đạt 60.6%
+ CĐSP: 4/33 đạt 12,1%
+ TC: 09/33 đạt 27,3%
- Năng lực giảng dạy của một số giáo viên còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành trong tình hình hiện nay. Năng lực chuyên môn của một số giáo viên đặc biệt là khả năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy còn hạn chế.
- Tư tưởng , đạo đức đội ngũ GV: 100% GV có lập trường tư tưởng vững vàng, luôn an tâm công tác, có ý thức khắc phục mọi khó khăn, phấn đấu vươn lên trong công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Đa số cán bộ giáo viên có chuyên môn khá, có tinh thần tự học.
* Khó khăn:
Năng lực giảng dạy của một số giáo viên còn hạn chế, chưa đáp ứng được
nhu cầu của ngành trong tình hình hiện nay. Năng lực chuyên môn của một số giáo viên đặc biệt là khả năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy còn hạn chế.
Đánh giá trình độ chuyên môn giáo viên giảng dạy.
STT | Họ và tên giáo viên | Nội dung |
1 | Hoàng Thị Thu Nga | Trình độ CM: Đại học MN |
|
| + Tổ chức SP khá + Khả năng truyền thụ kiến thức khá. Có khả năng trong việc đổi mới PPDH - Hạn chế: Khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học chưa thành thạo. Sử dụng bài giảng điện tử, e-Learning còn hạn chế + ND cần bồi dưỡng: Soạn giáo án điện tử. Bài giảng e-Learning. Nghệ thuật lên lớp còn hạn chế |
2 | Vũ Thị Hằng | Trình độ CM: Đại học MN |
|
| - Điểm mạnh: + Tổ chức SP tốt + Khả năng truyền thụ kiến thức tốt. Có hiệu quả trong việc đổi mới PPDH. -Hạn chế: Khả năng ứng dụng CNTT, chữ viết trong trình bày sổ sách hạn chế + ND cần bồi dưỡng: Soạn giáo án điện tử. Bài giảng e-Learning; cách trình bày hồ sơ |
3 | Đỗ Thị Hương | Trình độ CM: Đại học mầm non |
|
| - Điểm mạnh: + Tổ chức SP tốt + Khả năng truyền thụ kiến thức tốt. Có hiệu quả trong việc đổi mới PPDH Nắm chắc nội dung phương pháp giảng dạy. Khả năng ứng dụng CNTT (bài giảng điện tử) tốt, có sáng tạo trong dạy và học Hạn chế: Thiết kế bài giảng e-Learning; công tác phối kết hợp trao đổi với phụ huynh + ND cần bồi dưỡng: Bài giảng e-Learning, công tác phối kết hợp trao đổi với phụ huynh |
4 | Trần Thị Loan | Trình độ CM: ĐHSP mầm non |
|
| - Điểm mạnh: + Tổ chức SP tốt + Khả năng truyền thụ kiến thức tốt.Có hiệu quả trong việc đổi mới PPDH. Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. - Hạn chế: Khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học. Bài giảng e-Learning, + ND cần bồi dưỡng: Soạn giáo án điện tử. Bài giảng e-Learning |
5 | Ngô Thị Lương | Trình độ CM: ĐH mầm non |
|
| - Điểm mạnh: + Tổ chức SP tốt + Khả năng truyền thụ kiến thức tốt. Có hiệu quả trong việc đổi mới PPDH - Hạn chế: Bài giảng e-Learning, tổ chức lớp học tại phòng học thông minh. + ND cần bồi dưỡng: Bài giảng e-Learning, tổ chức lớp học tại phòng học thông minh UDCNTT |
6 | Nguyễn Thị Sinh | Trình độ CM: TC mầm non |
|
| - Điểm mạnh: + Công tác phối kết hợp phụ huynh học sinh, công tác chăm sóc trẻ, bao quát trẻ tốt. - Hạn chế: +Tổ chức hoạt động SP đạt mức độ khá, nghệ thuật lên lớp gây hứng thú cho học sinh còn hạn chế . + Khả năng truyền thụ kiến thức khá. - Hạn chế và nội dung cần bồi dưỡng : Khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học chưa thành thạo, nghệ thuật lên lớp hạn chế. Soạn giáo án điện tử. |
7 | Nguyễn T Sông Hương | Trình độ CM: ĐHSP mầm non |
|
| - Điểm mạnh: +Tổ chức SP tốt + Khả năng truyền thụ kiến thức tốt. - Hạn chế: Khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học chưa thành thạo.nghệ thuật lên lớp gây hứng thú cho học sinh chỉ đạt mức độ khá. + ND cần bồi dưỡng: Soạn giáo án điện tử, nghệ thuật trong giảng dạy để gây hứng thú cho học sinh. |
8 | Phạm Thị Thúy | Trình độ CM: CĐSP mầm non |
|
| - Điểm mạnh: + Tổ chức SP tốt + Khả năng truyền thụ kiến thức tốt. Khả nănh ứng dụng CNTT khá. - Hạn chế: Khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học chưa có sự sáng tạo, + ND cần bồi dưỡng: Soạn giáo án điện tử. Bài giảng e-Learning |
9 | Nguyễn Thị Dung | Trình độ CM: ĐHSP mầm non |
|
| - Điểm mạnh: + Tổ chức SP tốt + Khả năng truyền thụ kiến thức tốt, có sự sáng tạo trong tiết dạy, có nghệ thuật lên lớp tốt, gây hứng thú cho trẻ. - Hạn chế: Bài giảng e-Learning, tổ chức lớp học tại phòng học thông minh UDCNTT hạn chế + ND cần bồi dưỡng: Bài giảng e-Learning, tổ chức lớp học tại phòng học thông minh UDCNTT |
10 | Nguyễn Thị Luyện | Trình độ CM: CĐSP mầm non |
|
| - Điểm mạnh: + Nắm được nội dung yêu cầu của bài + Khả năng truyền thụ kiến thức khá. Làm tốt công tác CS trẻ, công tác phối kết hợp phụ huynh học sinh - Hạn chế: Bài giảng e-Learning, tổ chức lớp học tại phòng học thông minh UDCNTT hạn chế + ND cần bồi dưỡng: Bài giảng e-Learning, tổ chức lớp học tại phòng học thông minh UDCNTT hạn chế |
11 | Bùi Ngọc Anh | Trình độ CM: ĐHSP mầm non |
|
| - Điểm mạnh: + Tổ chức SP tốt, có hiệu quả trong việc đổi mới PPDH + Khả năng truyền thụ kiến thức tốt.Có hiệu quả trong việc đổi mới PPDH - Hạn chế: Khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học chưa thành thạo ND cần bồi dưỡng: Soạn giáo án điện tử |
12 | Hoàng Thị Nhàn | Trình độ CM: ĐHSP mầm non |
|
| - Điểm mạnh: + Tổ chức SP, nghệ thuật lên lớp đạt khá + Khả năng truyền thụ kiến thức khá. - Hạn chế: Khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học. ND cần bồi dưỡng: Soạn giáo án điện tử, bài giảng e-Learning, tổ chức lớp học tại phòng học thông minh |
13 | Ngô Thanh Thủy | Trình độ CM: ĐHSP mầm non |
|
| - Điểm mạnh: + Tổ chức SP, nghệ thuật lên lớp đạt khá + Khả năng truyền thụ kiến thức khá. - Hạn chế: Khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học. - ND cần bồi dưỡng: Soạn giáo án điện tử. Bài giảng e-Learning, tổ chức lớp học tại phòng học thông minh |
14 | Ngô Thị Trang | Trình độ CM: ĐHSP mầm non |
|
| - Điểm mạnh: + Tổ chức SP tốt, có hiệu quả trong việc đổi mới PPDH + Khả năng truyền thụ kiến thức tốt.Có hiệu quả trong việc đổi mới PPDH - Hạn chế: Khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học. - ND cần bồi dưỡng: Soạn giáo án điện tử |
15 | Đỗ Thị Trang | Trình độ CM: ĐH mầm non |
|
| - Điểm mạnh: + Khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học. - Hạn chê: + Khả năng truyền thụ kiến thức cho trẻ. Chưa có sự sáng tạo trong việc đổi mới PPDH, nghệ thuật lên lớp còn hạn chế. - ND cần bồi dưỡng: Hình thức tổ chức, nghệ thuật sư phạm . |
16 | Đỗ Thị Thuyến | Trình độ CM: TCSP mầm non |
- Điểm mạnh: +Khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học - Hạn chế: Nghệ thuật lên lớp, sự sáng tạo trong việc đổi mới PPDH - ND cần bồi dưỡng: Tổ chức tiết học, hình thức tổ chức | ||
17 | Trần Thị Biên | Trình độ CM: ĐHSP mầm non |
- Điểm mạnh: + Nhiệt tình trong công việc, yêu trẻ, yêu nghề - Hạn chê: Khả năng truyền thụ kiến thức còn hạn chế, khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học, chưa có sự sáng tạo - Nội dung bồi dưỡng: về bài soạn, phương pháp giảng dạy, ứng dụng CNTT trong dạy học.
| ||
18 | Vũ Thị Hường | - Điểm mạnh: + Tổ chức SP tốt, nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao. - Hạn chê: Khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học. Bồi dưỡng chuyên môn về bài soạn, phương pháp giảng dạy ND cần bồi dưỡng: thiết kế bài giảng án điện tử, Bài giảng e-Learning, tổ chức lớp học tại phòng học thông minh UDCNTT |
19 | Nguyễn Thùy Linh | - Điểm mạnh: + Tổ chức SP khá + Khả năng truyền thụ kiến thức khá. Chưa có hiệu quả trong việc đổi mới PPDH. - Hạn chê: Khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học. Bồi dưỡng chuyên môn về bài soạn, phương pháp giảng dạy ND cần bồi dưỡng: thiết kế bài giảng án điện tử, bồi dưỡng chuyên môn về bài soạn, phương pháp giảng dạy |
20 | Bùi Thị Hợi | Trình độ CM: CĐ mầm non - Điểm mạnh: + Tổ chức SP tốt + Khả năng truyền thụ kiến thức tốt .Có hiệu quả trong việc đổi mới PPDH - Hạn chế: Khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học ND cần bồi dưỡng: Thiết kế bài giảng e-Learning |
21 | Nguyễn Thị Huyền | - Điểm mạnh: + Tổ chức SP tốt + Khả năng truyền thụ kiến thức tốt .Có hiệu quả trong việc đổi mới PPDH - Hạn chế: Khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học ND cần bồi dưỡng: Thiết kế bài giảng e-Learning |
22 | Hà Minh Nghĩa | - Điểm mạnh: + Tổ chức SP khá + Khả năng truyền thụ kiến thức khá. Chưa có hiệu quả trong việc đổi mới PPDH. - Hạn chê: Khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học. Bồi dưỡng chuyên môn về bài soạn, phương pháp giảng dạy ND cần bồi dưỡng: thiết kế bài giảng án điện tử, bồi dưỡng chuyên môn về bài soạn, phương pháp giảng dạy |
23 | Nguyễn Thị An | - Điểm mạnh: + Tổ chức SP khá + Khả năng truyền thụ kiến thức khá. Chưa có hiệu quả trong việc đổi mới PPDH. - Hạn chê: Khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học. Bồi dưỡng chuyên môn về bài soạn, phương pháp giảng dạy ND cần bồi dưỡng: thiết kế bài giảng án điện tử, bồi dưỡng chuyên môn về bài soạn, phương pháp giảng dạy |
24 | Đào Thị Hồng | Trình độ CM: TC mầm non |
25 | Phạm Thị Liên | - Điểm mạnh: + Tổ chức SP tốt + Khả năng truyền thụ kiến thức tốt .Có hiệu quả trong việc đổi mới PPDH - Hạn chế: Khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học ND cần bồi dưỡng: Thiết kế bài giảng e-Learning
|
2. Những nhiệm vụ và chỉ tiêu chính.
2.1 Nhiệm vụ trong tâm.
- Nâng cao nhận thức, tư tưởng chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ ngành học.
- Tiếp tục thực hiện tốt các yêu cầu đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, đổi mới kiểm tra đánh giá, đẩy mạnh giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục hướng nghiệp và giáo dục pháp luật, đặc biệt là an toàn giao thông và phòng chống các tệ nạn xã hội.
2.2 Tiếp tục tổ chức học tập quán triệt sâu sắc NQ ĐH Đ XI và các nghị quyết của BCH TƯ khoá XI, triển khai thực hiện việc "Học tập và làm theo tấm gương phong cách đạo đức Hồ Chí Minh" nói đi đôi với làm để chuyển biến và nâng cao nhận thức, hành động trong đội ngũ CB GV. Tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc quan điểm GD toàn diện, coi trọng và thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục chính trị đạo đức lối sống cho CBGV.
2.3 Củng cố và nâng cao chất lượng PCGDCTE5T tổ chức thực hiện có hiệu quả.
2.4 Bồi dưỡng cách thức sinh hoạt tổ chuyên môn, xây dựng kế hoạch giảng dạy, tổ chuyên môn.
2.5 Thực hiện có hiệu quả yêu cầu ĐMPP dạy học của giáo viên, trú trọng bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho trẻ, giúp trẻ chủ động tiếp thu kiến thức cơ bản và hiểu ngay trên lớp, SD có hiệu quả ĐD, TBDH trong giảng dạy, nghiêm túc trong kiểm tra đánh giá xếp loại trẻ, yêu cầu thực chất phản ánh đúng chất lượng dạy và học của mỗi giáo viên.
2.6 Tích cực bồi dưỡng kiến thức tin học, giúp giáo viên ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy đạt hiệu quả cao. Ứng dụng Phần mềm KiSmax, Lớp học Thông Minh.
2.7 Tiếp tục đổi mới công tác quản lí, tăng cường dân chủ, kỉ luật, kỷ
cương, nền nếp trong nhà trường, chống tiêu cực, bảo thủ, trì trệ trong quản lý,
đánh giá công bằng, phản ánh đúng trình độ học tập của trẻ.
2.8 Bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng giúp trẻ học tập tích cực.
3. Các giải pháp thực hiện
3.1 Công tác tham mưu.
- Với Phòng Giáo dục: Cần hỗ trợ phòng máy vi tính, có kế hoạch bồi dưỡng tin học cho cán bộ giáo viên trong nhà trường. Quán triêt cử CBGVNV tham gia các khóa học CNTT về lớp học thông minh.
- Với UBND xã: Tiếp tục đầu tư CSVC, quy hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩa tầm quan trọng của trẻ đến trường, đặc biệt là trẻ 5 tuổi chuẩn bị hành trang bước vào lớp một.
3.2 Công tác kiểm tra.
- Tích cực dự giờ giáo viên, khảo sát góp ý kiến đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy, phối kết hợp với tổ trưởng chuyên môn và giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, làm tốt công tác rút kinh nghiệm, tăng cường kiểm tra đột xuất và định kì.
- Kiểm tra về những vấn đề có liên quan đến ĐM chương trình, ĐMPP...
- Kiểm tra bài soạn, thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, kiểm tra về việc thực hiện qui chế đánh giá, xếp loại trẻ cuối năm học.
- Kiểm tra việc sủ dụng bảo quản thiết bị đồ dùng dạy học, đặc biệt là coi trọng việc sử dụng đồ dùng của giáo viên và trẻ trên lớp, kiên quyết kiểm điểm những giáo viên không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả đồ dùng dạy học khi lên lớp.
- Kiểm tra việc sinh hoạt các tổ chuyên môn nắm bắt tình hình, lắng nghe ý kiến trực tiếp của giáo viên.
3.3 Tổ chức sinh hoạt chuyên môn
- Tổ chức dự giờ thăm lớp vào thứ 7 tuần 2, tuần 3 các tháng để học hỏi rút kinh nghiệm lẫn nhau.
- Hướng dẫn giáo viên về các nội dung công việc cần làm trong từng tháng và cả năm học.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề, tập trung vào các giải pháp sáng tạo kĩ thuật trong dạy học.
- Phát động phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, đề tài ĐMPP, tăng cường ứng dụng của các đề tài vào thực tế giảng dạy trong nhà trường.
3.4 Tham gia đầy đủ các chuyên đề do ngành chỉ đạo.
- Tổ chức thực hiện tốt các chế độ báo cáo, nội dung báo cáo trung thực, kịp thời đúng với sự chỉ đạo của cấp trên.
3.5 Tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm.
- Về việc chỉ đạo và thực hiện sau hàng tháng, học kì và cả năm học.
- Về công tác tham mưu với các cấp.
- Tăng cường đề suất ý kiến với cấp trên.
4. Hình thức bồi dưỡng.
4.1 Bồi dưỡng tại chỗ:
* Nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị trách nhiệm nghề nghiệp.
+ Chỉ tiêu:
- 100% cán bộ giáo viên học tập chỉ thị, nghị quyết của Đảng.
- 100% cán bộ, giáo viên thực hiện đúng kỉ cương, pháp lệnh công chức, quy chế cơ quan, thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo.
- 100% cán bộ, GV thực hiện tốt các cuộc vận động của ngành.
+ Biện pháp thực hiện:
- Tổ chức cho GV học tập Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, nâng cao việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống nhà trường, điạ phương, khơi dậy niềm say mê nghề nghiệp.
- Thực hiện cuộc vận động Chống vi phạm đạo đức của nhà giáo". Cuộc vận động "mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo", và việ " Học tập và làm theo tấm gương phong cách đạo đức Hồ Chí Minh"
- Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, học tập điều lệ trường Mầm non, các nghị định của Chính phủ, các chỉ thị của Bộ Chính trị về việc thực hiện các cuộc vận động trong nghành.
- Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng chính phủ về chống tiêu cực, khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và cuộc vận động "hai không" với 4 nội dung…
* Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề :
+ Chỉ tiêu:
GV Giỏi cơ sở: 15/27 đạt 55,55
GV giỏi cấp trường: 24/27 đạt 88,8%
GV giỏi cấp tỉnh :1/27 đạt 3,7%
+ Giải pháp thực hiện:
- Phân công GV dạy các môn, lớp đúng chuyên môn, đảm bảo có GVG cùng nhóm kèm cặp, giúp đỡ GV mới vào nghề, thực hiện nghiêm túc các quy định trong dạy học.
- Tạo điều kiện để GV phát huy được khả năng của mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức cho GV thực hiện tốt kế hoạch dự giờ, thăm lớp ( Tối thiểu 4 tiết/ tháng), học tập các chuyên đề, tích cực tham gia phong trào thi GVG, dạy nhóm, dạy tổ, bồi dưỡng tay nghề, thực hiện nghiêm túc kế hoạch tuần, tháng, học kì.
- Coi trọng việc tự học, tự BDTX;
- Triển khai kế hoạch học tập bồi dưỡng CM thể hiện qua các CĐ đổi mới PPGD ở tổ CM mỗi tháng một chuyên đề, tăng cường chất lượng SHCM, tổ, cụm. Tích cực bồi dưỡng CM theo nhiều hình thức: Tự học, tự BD qua các phương tiện thông tin.
- Tích cực triển khai công nghệ thông tin trong dạy học. Rà soát, phân loại trình độ giáo viên về tin học, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để nâng cao trình độ tin học theo các mức độ:
+ Từ chưa biết sử dụng thành sử dụng thành thạo.
+ Từ chưa biết sử dụng thành biết sử dụng.
Có kế hoạch học tập sử dụng CNTT vào dạy học thông qua việc khai thác tài nguyên trên InTernet, qua trang TTTVĐT của phòng, soạn giảng bằng GAĐT, áp dụng các phần mềm,xây dựng kho dữ liệu thông tin điện tử.
- Tổ chức tốt các hoạt động CMNV, nâng cao chất lượng dạy và học.
- Tổ chức có chất lượng SHCM tổ theo thời gian quy định.
- Tổ chức tốt các chuyên đề cụm, đi sâu vào chuyên đề đồng dao , ca dao, dân ca Việt Nam, chuyên đề tự làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo.
- Hướng dẫn cách thức xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch tổ nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn tổ.
- Tăng cường công tác kiểm tra của BGH, cốt cán CM. Lên kế hoạch kiểm tra nội bộ GV theo từng kì, tháng, đảm bảo 100% GVđều được kiểm tra, tiến hành kiểm tra theo chuyên đề, định kì - Có đánh giá, RKN, phát huy những điểm mạnh, hạn chế những tồn tại, nhân rộng những điển hình tốt sau mỗi đợt kiểm tra,
4.2 Thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên
+ Chỉ tiêu: -100% GV được tham gia các lớp bồi dưỡng do Phòng GD tổ chức:
+ Giải pháp:
- Tổ chức cho Gv tham gia các lớp Bồi dưỡng công tác sinh hoạt tổ, chuyên môn, bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp, giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, bồi dưỡng kiến thức tin học áp dụng vào giảng dạy.
- Tổ chức tốt các chương trình tự học, tự bồi dưỡng, đảm bảo đúng thời gian quy định.
- Tiến hành tự học, tự BD, kết hợp với thảo luận theo nhóm, giải đáp thắc mắc,…
- Tích cực học các chương trình bồi dưỡng theo quy định, các sách bồi dưỡng.
4.3 Thực hiện chương trình bồi dưỡng đổi mới phương pháp giảng dạy.
* Chỉ tiêu: - Đảm bảo đủ các yêu cầu cho việc thực hiện mục tiêu đổi mới, đảm bảo chất lượng dạy - học các lớp.
* Biện pháp:
- BGH phân công đủ GV theo điều lệ mầm non.
- BGH có chương trình bồi dưỡng đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy học tích cực cho mọi GV đứng lớp, đảm bảo đội ngũ GV dạy các lớp ổn định trong năm học.
4.4 Thực hiện chương trình bồi dưỡng nâng chuẩn, xây dựng đội ngũ GV:
- Chỉ tiêu phấn đấu: Nâng số GV đạt trình độ ĐH
- Có ít nhất từ 1-2 GV được đi học trung cấp chính trị.
- Biện pháp thực hiện:
- Làm tốt công tác giáo dục tư tưởng đạo đức, tinh thần phấn đấu vươn lên học tập nâng cao trình độ, tham gia các lớp học bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chính trị, đào tạo nâng chuẩn. Xây dựng tập thể nhà trường đoàn kết nhất trí, mỗi thầy giáo là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.
- Động viên GV đang học chương trình đại học khắc phục khó khăn hoàn thành khoá học.
- Phân công GV đã học xong đại học giảng dạy đúng CM phát huy được kiến thức vừa học.
4.5 Đổi mới công tác quản lý.
+ Mục tiêu: Quản lý nhà trường toàn diện, phấn đấu duy trì trường chuẩn quốc gia mức độ 1. Phấn đấu hết năm học hoàn thành đánh giá trong chất lượng kiểm định. Tích cực áp dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý nhà trường.
+Biện pháp:
BGH tích cực tham gia bồi dưỡng CM, các buổi sinh hoạt CM Cụm, Huyện. BGH, tổ CM có kế hoạch tuần, tháng cụ thể, tập trung xây dựng và thực hiện tốt các chuyên đề trong năm học. Quản lý chặt chẽ việc thực hiện chương trình, việc soạn, giảng.
- Quản lý tốt các kì kiểm tra.
- Kiểm tra toàn diện 100% GV đứng lớp, KTTD 2 tổ CM, Kết hợp hình thức đánh giá GV theo chuẩn , công khai đánh giá, RKN trong tập thể GV.
- Phát huy đội ngũ cốt cán CM, GVG các cấp trong các hoạt động CM.
- Quản lý phần mềm quản lý trẻ, GV và các phần mềm khác hỗ trợ cho công tác quản lý nhà trường.
· - Phổ biến đến từng cán bộ giáo viên nắm chắc các chỉ thị của năm học:
- Quán triệt Tư tưởng chỉ đạo của ngành, tổ chức cho giáo viên học tập chính trị, quán triệt nhiệm vụ năm học của ngành, tuyên truyền sâu rộng đến giáo viên, tiếp tục thực hiện cuộc vận động "học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh" làm chuyển biến và nâng cao nhận thức, hành động trong đội ngũ CB GV. Tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc quan điểm GD toàn diện, coi trọng và thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục chính trị đạo dức lối sống, cho CBGV. Triển khai thực hiện có hiệu quả cuộc vận động hai không với bốn nội dung
Bằng biện pháp cụ thể: Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu lại qui chế xếp loại giáo viên và đánh giá xếp loại trẻ, bàn về những biện pháp cụ thể để tiến tới giáo dục đạt hiệu quả thực chất.
Động viên khuyến khích giáo viên tích cực làm mới và sử dụng Đồ dùng dạy học trong các giờ lên lớp, coi đây là một tiêu chí xếp loại GV cuối năm.
+Thực hiện tốt chương trình BDTX
+ Công tác quản lí của BGH
- Tăng cường công tác quản lí của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như các tổ chuyên môn.
- Quản lý thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch dạy học, không cắt xén, không dồn ép chương trình. Dạy đủ số tiết theo quy định theo hướng dẫn của cấp trên về nội dung giáo dục địa phương.
- Đề cao vai trò của công tác chuyên môn, đặc biệt là giao khoán chỉ tiêu đến từng đồng chí cán bộ giáo viên, làm tốt công tác thi đua khen thưởng kịp thời động viên giáo viên ra sức phấn đấu hoàn thành tốt chỉ tiêu nhà trường đề ra.
- Làm tốt công tác xã hội hoá GD.
- Tăng cường sự phối kết hợp của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
- Thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm, phân loại tay nghề giáo viên, phân công đúng người đúng việc, giao những công việc trọng trách cho giáo viên có năng lực, trú trọng công tác phát triển đội ngũ tại chỗ
5. Phân công cụ thể đối với giáo viên.
Trên đây là kế hoạch tiếp tục thực hiện đề tài " Nâng cao chất lượng đội
ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục của trường Mầm non Yên Thọ năm học
2015 - 2016. Đê nghị các tổ khối các đ/c CBGBNV nghiêm túc thực hiện.
Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT Đông Triều; - Các đ/c CB,GV,NV; - Lưu VT. | TM. TRƯỜNG MẦM NON YÊN THỌ HIỆU TRƯỞNG ( Đã ký) Lê Thị Lành |
- Công khai về Cơ sở vật chất - Năm học: 2016-2017
- Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ tháng 8/2016 và phương hướng nhiệm vụ tháng 9/2016
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ tháng 8 và phương hướng nhiệm vụ tháng 9/2016
- Phân công giáo viên dạy mẫu giáo 5Tuổi
- Quyết định thành lập hội đồng thi đua khen thưởng - Năm học: 2016-2017
- Chương trình công tác tháng 08/2016
- Quyết định thành lập các tổ chuyên môn, văn phòng
- Phân công nhiệm vụ cán bộ, giáo viên, nhân viên năm học 2016-2017
- Bản cam kết thực hiện 5 công khai theo thông tư 09
- Kế hoạch trông giữ trẻ theo nhu cầu của phụ huynh trong thời gian hè 2016
- Chương trinh công tác tháng 05/2016
- Chương trình công tác tháng 4/2016
- CÔNG KHAI THÁNG 3.2016
- Lịch trực tết Bính Thân 2016”
- Chương trình công tác tháng 01/2016