Kế hoạch thực hiện chương trình bảo vệ chăm sóc trẻ giai đoạn 2016-2020
PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TRƯỜNG MẦM NON YÊN THỌ Số: 19/ KH-TrMN | Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Yên Thọ, ngày 01 tháng 11 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
Thực hiện chương trình bảo vệ, chăm sóc trẻ giai đoạn 2016-2020
Thực hiện công văn số: 761/PGD&ĐT ngày 31 tháng 8 năm 2016 V/v Thực hiện chương trình bảo vệ, chăm sóc trẻ giai đoạn 2016-2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Đông Triều;
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường.
Trường Mầm non Yên Thọ thực hiện Chương trình bảo vệ, chăm sóc trẻ em giai đoạn 2016-2020 với các nội dung như sau:
1. Mục tiêu:
Nhà trường làm tốt công tác chăm lo đến giáo dục và chăm sóc trẻ em, đảm bảo an toàn và làm giảm nguy cơ trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng xâm hại trẻ em, lao động trẻ em, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em bị tai nạn thương tích (đặc biệt là tai nạn giao thông và đuối nước). Kịp thời trợ giúp, chăm sóc cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt để phục hồi, hòa nhập cộng đồng. Tạo môi trường thuận lợi và nâng cao năng lực cho trẻ em trong việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực hiện:
2.1. Đối tượng:
- Trẻ em dưới 16 tuổi, ưu tiên trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (HCĐB); trẻ em có nguy cơ rơi vào HCĐB; trẻ em bị tai nạn thương tích (TNTT); trẻ em lao động sớm; trẻ em ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; cộng đồng thiếu an toàn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em.
2.2. Phạm vi:
- Chương trình bảo vệ, chăm sóc trẻ em được thực hiện trong phạm vi nhà trường
2.3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2020.
4. Nội dung chủ yếu:
4.1. Xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng chống TNTT trẻ em:
*Mô hình 1: Xây dựng Ngôi nhà an toàn
Chỉ tiêu: 90% trở lên số hộ gia đình phụ huynh học sinh đạt tiêu chí Ngôi nhà an toàn. Nhà trường phấn đấu xây dựng đạt Ngôi trường an toàn.
Các hoạt động:
- Nhà trường khảo sát thu thập thông tin, phân tích các nguy cơ gây TNTT trẻ em tại các gia đình học sinh theo tiêu chí "Ngôi nhà an toàn". Tư vấn, hướng dẫn các gia đình, giúp các gia đình loại bỏ các nguy cơ gây TNTT trẻ em. Vận động các gia đình học sinh đăng ký xây dựng "Ngôi nhà an toàn" loại bỏ nguy cơ gây TNTT trẻ em.
- Thiết lập hệ thống theo dõi, ghi chép, giám sát đánh giá và công nhận Ngôi nhà an toàn. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, thăm quan học hỏi, rút kinh nghiệm việc triển khai và nhân rộng mô hình "Ngôi nhà an toàn".
*Mô hình 2: Xây dựng Trường học an toàn phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.
Chỉ tiêu: Xây dựng nhà trường đạt tiêu chuẩn "Trường học an toàn".
Các hoạt động:
- Khảo sát, đánh giá các nguy cơ gây TNTT trẻ em tại các trường học trên địa bàn theo tiêu chí Trường học an toàn; thực hiện các hoạt động can thiệp, cải tạo môi trường học tập, sinh hoạt ... nhằm đảm bảo an toàn và giảm thiểu nguy cơ gây TNTT trong trường học.
- Cập nhật, bổ sung các tài liệu hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn về cách phát hiện nguy cơ TNTT trẻ em tại trường học và cách loại bỏ nguy cơ; các tiêu chuẩn, cách đánh giá Trường học an toàn và việc đảm bảo Cổng trường an toàn giao thông.
- Tổ chức ký cam kết xây dựng Trường học an toàn phòng, chống TNTT trẻ em và Cổng trường an toàn giao thông. Hướng dẫn phụ huynh, học sinh đỗ xe và đội mũ bảo hiểm đúng quy định.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền ngoại khóa về phòng chống TNTT cho học sinh và phụ huynh.
*Mô hình 3: Phòng, chống tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em.
Chỉ tiêu: Từ 80-100% học sinh từ lớp 3-4 tuổi đến 6 tuổi biết được một số các quy định đơn giản về An toàn giao thông.
Các hoạt động:
- Tuyên truyền, hướng dẫn học sinh biết các kiến thức, kỹ năng an toàn khi tham cùng bố mẹ, người thân gia giao thông đường bộ, nhất là an toàn đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, xe đạp điện
- Nhà trường hỗ trợ mũ bảo hiểm cho học sinh con các gia đình hộ nghèo, cận nghèo tại các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn.
- Rà soát, phát hiện và có biện pháp xử lý những bất cập trong hệ thống giao thông đường bộ (biển báo, rào chắn, đèn báo, đường, vỉa hè, cống rãnh ...) nhất là những đoạn đường gần trường học, ngã ba, ngã tư để đảm bảo an toàn khi trẻ đến trường và giờ tan học. Kiểm tra, giám sát, đánh giá về thực hiện các quy định an toàn giao thông đường bộ đối với CBGVNV.
- Thiết lập hệ thống theo dõi, ghi chép, giám sát, báo cáo, đánh giá về tai nạn, giao thông đường bộ đối với học sinh của trường. Tổ chức các hoạt động thăm quan học hỏi rút kinh nghiệm triển khai và nhân rộng mô hình.
*Mô hình 4: Phòng, chống đuối nước trẻ em.
Chỉ tiêu: Ít nhất 90% học sinh trở lên sử dụng áo phao/cặp phao khi tham gia giao thông đường thủy cùng với gia đình, người thân;
Các hoạt động:
- Nhà trường xây dựng kế hoạch phòng, chống đuối nước, TNTT trẻ em….
- Khảo sát các điểm sông, suối, ao hồ... có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước; xây dựng biển báo, rào chắn... để phòng ngừa; kiến nghị xử lý các đơn vị, cá nhân để xảy ra mất an toàn tạo ra nguy cơ đuối nước cho trẻ em và người dân trong cộng đồng.
- Cung cấp tài liệu hướng dẫn công tác phòng, chống đuối nước trẻ em và tuyên truyền cho học sinh, phụ huynh học sinh trong trường. Tuyên truyền CBGVNV học và biết bơi để cứu đuối cho trẻ em.
- Triển khai Cuộc vận động trẻ em đi tàu, thuyền (đò) mặc áo phao hoặc cặp phao cứu sinh; cấp phát miễn phí cặp phao (áo phao) cứu sinh cho các học sinh nghèo.
- Tổ chức kiểm tra về an toàn nơi bể bơi, điểm tổ chức lớp dạy bơi để đảm bảo an toàn cho trẻ em khi bơi.
- Tuyên truyền, vận động xã hội hóa, đối với CBGVNV mỗi người một ngày lương để xây dựng bể bơi; các điểm sân vui chơi, giải trí, cộng đồng, trường học. Định kỳ báo cáo tình hình đuối nước ở trẻ em, đánh giá rút kinh nghiệm thực hiện mô hình.
4.2. Xây dựng và nhân rộng mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em:
*Mô hình 1: Diễn đàn trẻ em là hoạt động để trẻ em nói lên ý kiến, nguyện vọng của trẻ em hoặc để các cơ quan, tổ chức lấy ý kiến của trẻ em về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
Chỉ tiêu: BGH nhà trường tham gia diễn đàn cấp thị xã
Các hoạt động:
- Tham dự diễn đàn trẻ em cấp thị xã. Truyền thông về Diễn đàn trẻ em và các thông điệp, khuyến nghị của trẻ em.
*Mô hình 2: Thăm dò ý kiến trẻ em thông qua các hoạt động trên lớp, giáo viên trao đổi gợi mở cùng trẻ về sở thích cũng như các ý kiến của trẻ
5. Tổ chức thực hiện:
5.1. Đối với nhà trường:
BGH xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình Bảo vệ trẻ em và thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong nhà trường giai đoạn 2016-2020.
- Tổ chức thực hiện các mô hình trên. Thực hiện công tác bảo vệ trẻ em, thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em và phòng, chống TNTT trẻ em trong trường học; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua "xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"; xây dựng môi trường học đường lành mạnh, ngăn chặn hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội trong nhà trường.
- Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ phụ trách Đoàn, trong trường học về bảo vệ trẻ em, quyền tham gia của trẻ em và phòng chống TNTT, về việc xây dựng và áp dụng phương pháp giáo dục gắn liền với sự tham gia của trẻ em. Tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh, phòng chống TNTT.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông cho giáo viên và học sinh trong nhà trường với các hình thức phù hợp, đưa các nội dung tuyên truyền pháp luật, chính sách, kiến thức bảo vệ trẻ em, phòng chống TNTT, tổ chức các hoạt động nhằm phát huy vai trò tham gia của trẻ em:
5.2. Đối với CBGVNV:
- Tăng cường giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng phòng tránh TNTT cho học sinh
- Tuyên truyền pháp luật, chính sách, kiến thức bảo vệ trẻ em, phòng
chống TNTT, tổ chức các hoạt động nhằm phát huy vai trò tham gia của trẻ em:
- Quan tâm, vận động, trợ giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật, tự kỷ, trẻ nhiễm HIV/AIDS đến trường và có điều kiện học tập. Thực hiện đầy đủ chính sách hỗ trợ giáo dục của Nhà nước cho trẻ em.
Nhận được kế hoạch này, Nhà trường đề nghị các đồng chí CBGVNV nghiêm túc thực hiện./.
Nơi nhận: - Như kính gửi (t/h); - Lưu: VT, CMTHCS. | HIỆU TRƯỞNG ( Đã ký) Lê Thị Lành |
- Chương trình công tác tháng 11/2016
- BÁO CÁO Kết quả thực hiện nhiệm vụ tháng 10/2016 và phương hướng nhiệm vụ tháng 11/2016
- Kế hoạch Thực hiện hình thức soạn, duyệt giáo án trên hệ thống online - Năm học 2016 -2017
- Kế hoạch Triển khai thực hiện lớp học thông minh -Năm học 2016 - 2017
- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin - Năm học: 2016-2017
- Trường Mầm non Yên Thọ tổ chức khám sức khỏe cho trẻ đợt I năm học 2016-2017
- Thông báo về việc phân công cho các đồng chí CBQL - Năm học 2016-2017
- Quy chế làm việc của trường Mầm non Yên Thọ - Năm học 2016-2017
- Kế hoạch tổ chức Ngày pháp luật nước CHXHCNVN năm 2016
- Kế hoạch phối hợp công tác giữa BGH và BCH Công Đoàn trường trong việc thực hiện quy chế dân chủ năm học 2016-2017
- Thực đơn tháng 10/2016
- Bảng phân công làm thêm giờ đón sớm trả muộn tháng 10/2016
- Báo cáo kết quả tháng 9 và phương hướng nhiệm vụ tháng 10
- BÁO CÁO Kết quả thực hiện nhiệm vụ tháng 9/2016 và phương hướng nhiệm vụ tháng 10/2016
- Chương trình công tác tháng 10/2016